Ngày nay social media đóng một vai trò quan trọng, mang lại lượng tương tác lớn trong marketing. Nhờ vào việc làm rõ hàng loạt các kết nối cấp độ thứ nhất và thứ hai, social media giúp các công ty có thể khai thác khả năng tương tác ngang hàng với người dùng, giúp tạo dựng và duy trì những mối quan hệ quan trọng.
Nhưng làm cách nào để đo lường được hiệu quả của social marketing? Làm thế nào đẻ bạn biết phương pháp nào hiệu quả, và phương pháp nào không? Để làm rõ nét hơn cách tiếp cận của bạn xung quanh việc tạo ra các nội dung social, cũng như nâng cao tỷ lệ engagement, dưới đây sẽ là 6 thông số bạn cần chú ý:
Campain visit là số lần một đối tượng truy cập vào mọt trang có chứa social profile của bạn.
Hãy xem một ví dụ dưới đây, tại đó trình bày một page từ website của Marketo. Có thể nhận thấy rằng ở bên phải, bạn có thể “like” page đó trên Facebook, tweet trên Twitter, hay “share” trên LinkedIn. Ở đây Marketo cho biết đã sử dụng công nghệ riêng của mình để tạo ra các thông điệp đăng kèm với bài post – người dùng có thể lựa chọn các nội dung tự động này, hoặc cũng hoàn toàn có thể tự viết. Ngoài ra, Marketo còn thống kê số lượt mọi người truy cập vào page này của website. Sự kết hợp của cả 2 chỉ số giúp xác định được mọi người đang chia sẻ mỗi mẩu nội dung của trang với tần suất như thế nào.
Interaction là số lần khách hàng tiềm năng tương tác với social profile của công ty bạn. Interaction có thể bao gồm đăng ký, bình chọn, like,…
Khi thống kê lượng interaction, bạn nên so sánh với lượng campaign visit mình có được (đã đề cập ở phần trước) – điều này cho bạn thấy được mức độ gắn kết của người truy cập đối với trang của mình. Bạn cũng nên theo dõi những con số này tương ứng theo từng phân khúc khán giả của mình – để giúp bạn hiểu được từng phân khúc có mức độ gắn kết với nội dung của bạn khác nhau như thế nào.
Ở đây có thể xảy ra ba khả năng:
Lượng interaction thấp, nhưng lượng campaign visit cao. Đây là một kết quả xấu. Điều này có nghĩa là bạn đang làm rất tốt trong việc thu hút mọi người truy cập vào profile của mình, nhưng khán giả lại không hứng thú với những content của page. Nó cũng có thể cho thấy rằng content của bạn sẽ phù hợp hơn với một phân khúc khách hàng khác.
Cả lượng interaction và lượng campaign visits đều thấp. Đây là trường hợp xấu nhất trong cả ba. Nó cho thấy bạn không có khả năng thu hút người dùng, và những đối tượng này cũng không cảm thấy hứng thú với content của bạn.
Cả lượng interaction và lượng campaign visit đều cao. Đây là kết quả tốt nhất mà bất kỳ ai đều mong đợi. Nếu bạn thấy được kết quả cao ở cả hai, bạn đang làm rất tốt đồng thời cả hai công việc: tăng traffic cho site của mình, và đánh được đúng đối tượng khác hàng. Hãy tiếp tục phát huy kết quả này!
Share là số lần khách hàng tiềm năng chia sẻ một trong những thông điệp của bạn lên mạng xã hội của họ.
Share cũng có nhiều điểm tương đồi với interaction, nhưng nó thậm chí còn là dấu hiệu tốt hơn thể hiện khả năng “going social” của site bạn. Sẽ rất tốt nếu khách hàng tiềm năng “like” bạn Facebook, “follow” trên Twitter, nhưng khi họ bắt đầu chia sẻ, hay re-tweet các bài viết của bạn, hiệu quả truyền thông xã hội của công ty bạn sẽ tăng lên nhanh chóng.
Resulting click là số lần mọi người truy cập vào site của bạn thông qua một bài share/re-tweet.
Đây chính là lúc bạn thấy truyền thông xã hội phát huy hiệu quả. Phần lớn mọi người đều tin tưởng vào bạn bè hay gia đình mình hơn là quảng cáo. Đây chính là yếu tố mang lại sức mạnh cho truyền thông xã hội. Nếu người thân quen của tôi chia sẻ một thông tin gì đó trên Facebook, khả năng cao là tôi sẽ xem thử thông tin đó. Nhưng với cùng nội dung như vậy, tôi sẽ không muốn click vào, nếu nó xuất hiện như một quảng cáo thông thường.
Nói tóm lại, nếu mọi người chia sẻ content của bạn, và nó mang lại engagement cao hơn, bạn đang đi trên đúng lộ trình rồi đấy!
Registration là lượng người truy cập vào một link dẫn tới social profile của bạn, và tại đó, hoàn thành một form để nhận được offer. Offer đó có thể là một mẩu content hấp dẫn, một cuộc thi, hay một đợt khuyến mại – bất cứ thứ gì yêu cầu họ phải đăng ký.
Xét đến cuối cùng, tất cả các chiến dịch social media của bạn đều nhằm mục đích thu hút thêm những cái tên mới, đồng thời chăm sóc những cái tên có sẵn đã quan tâm từ trước. Bằng cách khai thác social network, bạn đang sử dụng network hiện tại của mình để tạo ra một network còn rộng hơn thế.
Khi chiến dịch của bạn kết thúc, và bạn đã có một lượng dữ liệu người dùng đủ lớn, bạn nên xác định ai là những “influencer” lớn nhất của bạn – những người đang dùng social network để giúp bạn mở rộng tầm tiếp cận ra rộng hơn nữa.
Hãy xem qua một report dưới đây, nó cho thấy tầm ảnh hưởng của những cá nhân khác nhau trong những network cụ thể:
Như bạn có thể thấy, Frank Tamari có ảnh hưởng cực lớn trên Twitter, nhưng không mang lại một chuyển đổi nào. Trái lại, Yasmine Arbab có vòng ảnh hưởng nhỏ hơn, nhưng mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao hơn hẳn. Nếu đây là report về site của bạn, chắc hẳn bạn nên nhắm mục tiêu vào những người có profile như của Yasmine.
Những thông số khác
Những nền tảng như Marketo thậm chí còn có thể mang lại cho bạn nhiều thông số đo lường giá trị khác, chẳng hạn như:
Tổng lượng sign-in vào profile: lượng người đăng nhập vào account của mình trực tiếp thông qua các mạng xã hội.
Influencer: Lượng người tạo ra thêm số share cho post của bạn nhờ vào network cá nhân của họ.
Social Reach: lượng người có tiềm năng sẽ nhìn thấy bài post của bạn. Lấy ví dụ, nếu một người với 1000 friend chia sẻ lại bài viết của bạn, khi đó lượng social reach sẽ có thể tăng thêm 1000.
Social Impression: Tổng số lần một bài đăng xuất hiện trên các news feed, wall,… thông qua việc chia sẻ.
Share rate: Phần trăm lượng visit vào profile của bạn có tạo ra những chia sẻ mới.
Clickbank rate: lượng click mỗi share tạo ra.
Social List: Tỷ lệ giữa sô truy cập vào ứng dụng xã hội của bạn đến trực tiếp từ các link chia sẻ, so với số truy cập đến từ các nguồn khác (website, email,…)
Nhưng làm cách nào để đo lường được hiệu quả của social marketing? Làm thế nào đẻ bạn biết phương pháp nào hiệu quả, và phương pháp nào không? Để làm rõ nét hơn cách tiếp cận của bạn xung quanh việc tạo ra các nội dung social, cũng như nâng cao tỷ lệ engagement, dưới đây sẽ là 6 thông số bạn cần chú ý:
1. Campaign Visit
Campain visit là số lần một đối tượng truy cập vào mọt trang có chứa social profile của bạn.
Hãy xem một ví dụ dưới đây, tại đó trình bày một page từ website của Marketo. Có thể nhận thấy rằng ở bên phải, bạn có thể “like” page đó trên Facebook, tweet trên Twitter, hay “share” trên LinkedIn. Ở đây Marketo cho biết đã sử dụng công nghệ riêng của mình để tạo ra các thông điệp đăng kèm với bài post – người dùng có thể lựa chọn các nội dung tự động này, hoặc cũng hoàn toàn có thể tự viết. Ngoài ra, Marketo còn thống kê số lượt mọi người truy cập vào page này của website. Sự kết hợp của cả 2 chỉ số giúp xác định được mọi người đang chia sẻ mỗi mẩu nội dung của trang với tần suất như thế nào.
2. Interaction
Interaction là số lần khách hàng tiềm năng tương tác với social profile của công ty bạn. Interaction có thể bao gồm đăng ký, bình chọn, like,…
Khi thống kê lượng interaction, bạn nên so sánh với lượng campaign visit mình có được (đã đề cập ở phần trước) – điều này cho bạn thấy được mức độ gắn kết của người truy cập đối với trang của mình. Bạn cũng nên theo dõi những con số này tương ứng theo từng phân khúc khán giả của mình – để giúp bạn hiểu được từng phân khúc có mức độ gắn kết với nội dung của bạn khác nhau như thế nào.
Ở đây có thể xảy ra ba khả năng:
Lượng interaction thấp, nhưng lượng campaign visit cao. Đây là một kết quả xấu. Điều này có nghĩa là bạn đang làm rất tốt trong việc thu hút mọi người truy cập vào profile của mình, nhưng khán giả lại không hứng thú với những content của page. Nó cũng có thể cho thấy rằng content của bạn sẽ phù hợp hơn với một phân khúc khách hàng khác.
Cả lượng interaction và lượng campaign visits đều thấp. Đây là trường hợp xấu nhất trong cả ba. Nó cho thấy bạn không có khả năng thu hút người dùng, và những đối tượng này cũng không cảm thấy hứng thú với content của bạn.
Cả lượng interaction và lượng campaign visit đều cao. Đây là kết quả tốt nhất mà bất kỳ ai đều mong đợi. Nếu bạn thấy được kết quả cao ở cả hai, bạn đang làm rất tốt đồng thời cả hai công việc: tăng traffic cho site của mình, và đánh được đúng đối tượng khác hàng. Hãy tiếp tục phát huy kết quả này!
3. Share
Share là số lần khách hàng tiềm năng chia sẻ một trong những thông điệp của bạn lên mạng xã hội của họ.
Share cũng có nhiều điểm tương đồi với interaction, nhưng nó thậm chí còn là dấu hiệu tốt hơn thể hiện khả năng “going social” của site bạn. Sẽ rất tốt nếu khách hàng tiềm năng “like” bạn Facebook, “follow” trên Twitter, nhưng khi họ bắt đầu chia sẻ, hay re-tweet các bài viết của bạn, hiệu quả truyền thông xã hội của công ty bạn sẽ tăng lên nhanh chóng.
4. Resulting Click
Resulting click là số lần mọi người truy cập vào site của bạn thông qua một bài share/re-tweet.
Đây chính là lúc bạn thấy truyền thông xã hội phát huy hiệu quả. Phần lớn mọi người đều tin tưởng vào bạn bè hay gia đình mình hơn là quảng cáo. Đây chính là yếu tố mang lại sức mạnh cho truyền thông xã hội. Nếu người thân quen của tôi chia sẻ một thông tin gì đó trên Facebook, khả năng cao là tôi sẽ xem thử thông tin đó. Nhưng với cùng nội dung như vậy, tôi sẽ không muốn click vào, nếu nó xuất hiện như một quảng cáo thông thường.
Nói tóm lại, nếu mọi người chia sẻ content của bạn, và nó mang lại engagement cao hơn, bạn đang đi trên đúng lộ trình rồi đấy!
5. Registration
Registration là lượng người truy cập vào một link dẫn tới social profile của bạn, và tại đó, hoàn thành một form để nhận được offer. Offer đó có thể là một mẩu content hấp dẫn, một cuộc thi, hay một đợt khuyến mại – bất cứ thứ gì yêu cầu họ phải đăng ký.
6. Influencer
Xét đến cuối cùng, tất cả các chiến dịch social media của bạn đều nhằm mục đích thu hút thêm những cái tên mới, đồng thời chăm sóc những cái tên có sẵn đã quan tâm từ trước. Bằng cách khai thác social network, bạn đang sử dụng network hiện tại của mình để tạo ra một network còn rộng hơn thế.
Khi chiến dịch của bạn kết thúc, và bạn đã có một lượng dữ liệu người dùng đủ lớn, bạn nên xác định ai là những “influencer” lớn nhất của bạn – những người đang dùng social network để giúp bạn mở rộng tầm tiếp cận ra rộng hơn nữa.
Hãy xem qua một report dưới đây, nó cho thấy tầm ảnh hưởng của những cá nhân khác nhau trong những network cụ thể:
Như bạn có thể thấy, Frank Tamari có ảnh hưởng cực lớn trên Twitter, nhưng không mang lại một chuyển đổi nào. Trái lại, Yasmine Arbab có vòng ảnh hưởng nhỏ hơn, nhưng mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao hơn hẳn. Nếu đây là report về site của bạn, chắc hẳn bạn nên nhắm mục tiêu vào những người có profile như của Yasmine.
Những thông số khác
Những nền tảng như Marketo thậm chí còn có thể mang lại cho bạn nhiều thông số đo lường giá trị khác, chẳng hạn như:
Tổng lượng sign-in vào profile: lượng người đăng nhập vào account của mình trực tiếp thông qua các mạng xã hội.
Influencer: Lượng người tạo ra thêm số share cho post của bạn nhờ vào network cá nhân của họ.
Social Reach: lượng người có tiềm năng sẽ nhìn thấy bài post của bạn. Lấy ví dụ, nếu một người với 1000 friend chia sẻ lại bài viết của bạn, khi đó lượng social reach sẽ có thể tăng thêm 1000.
Social Impression: Tổng số lần một bài đăng xuất hiện trên các news feed, wall,… thông qua việc chia sẻ.
Share rate: Phần trăm lượng visit vào profile của bạn có tạo ra những chia sẻ mới.
Clickbank rate: lượng click mỗi share tạo ra.
Social List: Tỷ lệ giữa sô truy cập vào ứng dụng xã hội của bạn đến trực tiếp từ các link chia sẻ, so với số truy cập đến từ các nguồn khác (website, email,…)