Mới đây Mark Zuckerberg đã thông báo cập nhật nút Reaction trên Facebook bao gồm 5 trạng thái khác nhau ngoài nút like (bao gồm yêu, vui vẻ, ngạc nhiên, buồn và giận dữ) trên toàn thế giới. Vấn đề này đã từng được CEO của Facebook khẳng định vào quý IV – 2015, về việc Facebook sẽ không có nút dislike mà thay đó là các biểu tượng cảm xúc khác nhau. Vậy nút Reaction này có ý nghĩa gì và liệu nó có ảnh hưởng gì đến công cuộc bán hàng của các chủ shop trên Facebook hay không? Hãy thử liệt kê ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của sự thay đổi này!
– Đối với người dùng Facebook: Đây là yếu tố tích cực điển hình, bởi người dùng Facebook sẽ có nhiều lựa chọn hơn ngoài việc chỉ bấm thích, họ có thể thoải mái thể hiện được nhiều cảm xúc cá nhân hơn trong từng trường hợp.
Ví dụ: Khi cún con của bạn mất, bạn không thể bấm “thích” như một sự chia sẻ, mà thay vào đó bạn bè của bạn có thể bấm vào “mặt mếu” như để chia sẻ chuyện buồn. Hoặc người dùng có thể thể hiện tâm trạng giận dữ khi nhìn thấy những việc trái với đạo đức như hành hạ và bạo lực học đường… Như vậy, các tính năng mới này sẽ giúp tăng trải nghiệm người dùng, giúp họ dễ dàng thể hiện cảm xúc của mình hơn.
– Đối với các shop bán hàng: Khách hàng có thể thể hiện được thái độ, cảm xúc với với bất cứ nội dung nào được đăng trên Trang bán hàng của bạn. Ví dụ như yêu thích hay không thích sản phẩm nào, từ đó chủ shop sẽ có những thông tin chi tiết để dễ dàng đánh giá xem quảng cáo đó có phù hợp với khách hàng của mình hay không.
Đồng thời, nút reaction sẽ giúp kích thích khách hàng tương tác nhiều hơn với nội dung trên Trang của bạn, từ đó tăng lượt view, lượt tương tác thay vì chỉ bấm “thích” thông thường.
Bên cạnh các yếu tố tích cực, nút Reaction trên Facebook có thể khiến các shop bán hàng bị ảnh hưởng ít nhiều khi nội dung quảng cáo vừa đăng tải bị quá nhiều khách đánh giá tiêu cực (biểu tượng giận dữ). Điều này có thể khiến cho lượng khách mua hàng giảm xuống vì đánh giá cảm quan.
Đồng thời, các quảng cáo hay nội dung bài viết của bạn có thể bị đối thủ chơi xấu bằng cách “tặng cho” bạn thật nhiều biểu tượng tiêu cực.
Mặc dù, theo khẳng định của FB thì nút reaction này ko ảnh hưởng đến lượng tương tác của Trang hay gây tăng giá quảng cáo, nhưng chúng ta cũng không thể biết rõ được thuật toán của Facebook có thay đổi hay không tron tương lai gần.
1. Yếu tố tích cực
– Đối với người dùng Facebook: Đây là yếu tố tích cực điển hình, bởi người dùng Facebook sẽ có nhiều lựa chọn hơn ngoài việc chỉ bấm thích, họ có thể thoải mái thể hiện được nhiều cảm xúc cá nhân hơn trong từng trường hợp.
Ví dụ: Khi cún con của bạn mất, bạn không thể bấm “thích” như một sự chia sẻ, mà thay vào đó bạn bè của bạn có thể bấm vào “mặt mếu” như để chia sẻ chuyện buồn. Hoặc người dùng có thể thể hiện tâm trạng giận dữ khi nhìn thấy những việc trái với đạo đức như hành hạ và bạo lực học đường… Như vậy, các tính năng mới này sẽ giúp tăng trải nghiệm người dùng, giúp họ dễ dàng thể hiện cảm xúc của mình hơn.
– Đối với các shop bán hàng: Khách hàng có thể thể hiện được thái độ, cảm xúc với với bất cứ nội dung nào được đăng trên Trang bán hàng của bạn. Ví dụ như yêu thích hay không thích sản phẩm nào, từ đó chủ shop sẽ có những thông tin chi tiết để dễ dàng đánh giá xem quảng cáo đó có phù hợp với khách hàng của mình hay không.
Đồng thời, nút reaction sẽ giúp kích thích khách hàng tương tác nhiều hơn với nội dung trên Trang của bạn, từ đó tăng lượt view, lượt tương tác thay vì chỉ bấm “thích” thông thường.
2. Yếu tố tiêu cực
Bên cạnh các yếu tố tích cực, nút Reaction trên Facebook có thể khiến các shop bán hàng bị ảnh hưởng ít nhiều khi nội dung quảng cáo vừa đăng tải bị quá nhiều khách đánh giá tiêu cực (biểu tượng giận dữ). Điều này có thể khiến cho lượng khách mua hàng giảm xuống vì đánh giá cảm quan.
Đồng thời, các quảng cáo hay nội dung bài viết của bạn có thể bị đối thủ chơi xấu bằng cách “tặng cho” bạn thật nhiều biểu tượng tiêu cực.
Mặc dù, theo khẳng định của FB thì nút reaction này ko ảnh hưởng đến lượng tương tác của Trang hay gây tăng giá quảng cáo, nhưng chúng ta cũng không thể biết rõ được thuật toán của Facebook có thay đổi hay không tron tương lai gần.